Phân loại vòng bi và ưu nhược diểm các loại vòng bi thường dùng

Ở bài viết cấu tạo vòng bi xe máy, bạn đã hiểu sơ qua về cấu tạo về vòng bi như thế nào. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại vòng bi, cũng như ưu nhược điểm của các loại vòng bi thường dùng.

Để vòng bi (bạc đạn) có khả năng chịu lực cao, vật liệu dùng để sản xuất vòng bi phải có hàm lượng carbon crom cao và vòng cách bằng thép cứng. Với từng loại máy móc thì có thể yêu cầu sử dụng mỗi loại vòng bi khác nhau để phù hợp, để máy có thể hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Vì vậy việc chọn vòng bi thích hợp cho máy là một điều rất cần thiết.

Vòng bi thông thường có cấu tạo gồm các thành phần sau: vành trong, vành ngoài, thành phần lăn và vòng cách (vòng cách dùng để định vị viên bi tại những khoảng cách cố định giữa cách rãnh bi).

phan loai vong bi va uu nhuoc diem cac loai vong bi thuong dung 01

Phân loại vòng bi

Có nhiều cách phân loại, sau đây là một số cách phân loại thường dùng nhất.

- Theo hình dạng con lăn: gồm 2 loại ổ bi và ổ đũa

phan loai vong bi va uu nhuoc diem cac loai vong bi thuong dung 02

- Theo khả năng chịu lực:  ổ đỡ,  ổ chặn,  ổ đỡ chặn

phan loai vong bi va uu nhuoc diem cac loai vong bi thuong dung 03

- Theo số dãy con lăn: một dãy, hai dãy 

phan loai vong bi va uu nhuoc diem cac loai vong bi thuong dung 04

- Theo đường kính ngoài: đặc biệt nhẹ, rất nhẹ, trung bình, nặng, ...

- Theo cỡ chiều rộng: đổ hẹp, bình thường, rộng, rất rộng, ...

Ưu và nhược điểm các vòng bi thường dùng hiện nay

1. Vòng bi tròn có rãnh sâu

Là loại thông dụng nhất bởi sự đa dạng về chủng loại:
Z: Nắp chặn bằng sắt ở một phía
2Z: Nắp chặn bằng sắt ở 2 phía
RS1: 1 nắp cao su (nắp này thường làm bằng sắt bọc cao su)
2RS1: 2 năp cao su ở 2 phía

Vòng bi này chịu tải trọng hướng tâm, tải trọng dọc trục và vận hành tốc độ cao.

2. Vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy

Các rãnh chạy của vành trong và vành ngoài được chế tạo với góc tiếp xúc. Vòng bi này là loại không thể tách rời. Các viên bi được lắp vào kết cấu vòng trong đối diện, số bi được lắp nhiều hơn so với vòng bi tròn rãnh sâu.

Loại này chịu được lực hướng tâm, dọc trục, tuy nhiên lực dọc trục chịu theo một hướng nhất định.Thông thường thì hay ghép cặp 2 vòng bi loại này, chúng có thể chịu được tải dọc trục hai hướng do tải trong hướng tâm sinh ra.

3. Vòng bi đỡ chặn tiếp xúc góc 2 dãy

Cấu trúc vòng bi này tương tự gần như gắn 2 vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy ghép theo kiểu lưng đối lưng. Những loại vòng bi này có thể chịu tải hướng tâm, lực moment và tải trọng hướng trục ở cả 2 phía.

4. Vòng bi tròn tự lựa

Vòng bi này được thiết kế gồm vành trong gắn với 2 dãy bi cầu liên kết vành ngoài có hình rãnh cầu. Nhờ kiểu thiết kế này, vòng bi có thể hoạt động trong điều kiện có sự lệch trục. Thích hợp với trục dài, nơi gối đỡ khó có thể định vị chính xác. Loại này thường có thể có lỗ côn và được lắp với ống lót côn.

Dùng trong những ứng dụng tải trọng hướng trục thấp nhờ sự hỗ trợ nhẹ dọc trục của viên bi bởi rãnh chạy vành ngoài.

5. Vòng bi đũa trụ

Cấu trúc của loại vòng bi đũa trụ là loại đơn giản nhất trong tất cả các loại vòng bi hướng tâm.  Thường được dùng những ứng dụng tốc độ cao. Bởi vành trong, vành ngoài và trục tiếp xúc trên một đường thẳng,  nên chịu tải trọng hướng kính cao.

N, NJ, NF, NU, RNU: Gờ liền
NH, NP, NUP, NUH: Gờ liền và rời
NN, NNU: Vòng bi hai dãy

Vòng bi đũa 2 dãy thường được dùng với tốc độ cao và độ chính xác cao.

(Internet)